Bạo lực học đường từ lâu vốn là vấn đề nhức nhối của nhiều đất nước và Hàn Quốc chính là quốc gia khai thác chủ đề này chuyên sâu và nhiều nhất.
1.Silenced – Sự Im Lặng (2011)
Bộ phim cũng là một trong những tác phẩm thuộc thể loại bạo lực học đường đáng xem nhất, nó không còn là sự bắt nạt của học sinh với nhau mà là từ chính những người giáo viên.
Cốt truyện xoay quanh nhân vật Kang In Ho làm nghề giáo viên, anh bắt đầu một công việc mới tại trường học khiếm thính. Tại đây anh đã phát hiện ra một sự thật kinh tởm rằng những đứa trẻ đang bị lạm dụng thân thể từ những người được coi là thầy cô của chúng.
2.The Heirs – Người Thừa Kế (2009)
Trong danh sách này không thể thiếu “The Heirs“. Nhiều người đã đùa rằng: The Heirs là phiên bản con nhà giàu tương tự “Boys Over Flower” từng rất thành công vào năm 2009.
Nhân vật “tai tiếng”, đầu gấu nhất phim là anh chàng công tử nhà giàu Choi Young Do (Kim Woo Bin), vì thuộc tầng lớp giàu có nên lúc nào anh cũng giở trò bắt nạt những học sinh có gia cảnh tầm trung, được gia nhập vào trường nhờ học bổng.
3.Thread of Lies – Sát Nhân Học Đường (2014)
“Thread of Lies” là bộ phim được xây dựng dựa trên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Kim Ryeo Ryeong – Elegant Lies. Cốt truyện xoay quanh nhân vật Hyun Sook – một bà mẹ đơn thân nuôi con nhỏ, cô làm việc trong cửa hàng tạp hóa để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Mọi thứ cứ ngỡ trôi qua êm đềm nhưng đến một ngày cô bỗng nhận được tin dữ khi con gái Cheon Ji đã treo cổ tự tử. Điều này khiến cô đau khổ tột cùng và thắc mắc tại sao cô con gái nhỏ lại làm vậy khi Cheon Ji là đứa trẻ ngoan, chăm chỉ.
Khi đó, chị gái Man Ji đã nghe được cuộc trò chuyện của bạn học em gái thì phát hiện ra em mình làm chuyện dại dột là do bị bắt nạt học đường. Lần theo dấu vết họ tìm ra kẻ chủ mưu khiến Cheon Ji tự vẫn là từ người bạn thân của cô.
4.School 2015 – Học Đường 2015
“School 2015” là phần tiếp theo của chuỗi phim đề tài học đường đình đám. Ở phần 2 này phim quy tụ dàn diễn viên trẻ toàn trai xinh gái đẹp cùng nội dung hấp dẫn. Nội dung xoay quanh chị em gái song sinh Go Eun Byul và Lee Eun Bi từ nhỏ đã bị tách khỏi nhau, một người được nhận nuôi, người còn lại ở trại trẻ mồ côi.
Lee Eun Bi ngày đi học trung học đã bị bạn bè để ý và trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, không được bất kỳ ai giúp đỡ. Trong khi đó chị gái cô là Eun Byul lại được sống trong môi trường tốt, học ở trường tư uy tín.
Một ngày nọ Eun Bi đã gieo mình xuống sông tự tử vì quá phẫn uất, cũng ngày hôm đó chị gái cô đang có một chuyến dã ngoại gần đó. Sau khi tỉnh dậy Eun Bi bị mất trí nhớ và nhầm mình thành Eun Byul, cô trở về nhà chị gái sinh sống, từ đó hàng loạt câu chuyện đau đầu, gay cấn xảy ra.
5.Angry Mom – Khi Mẹ Ra Tay (2015)
“Angry Mom” là bộ phim khai thác về đề tài bạo lực học đường được nhiều khán giả để lại lời khen nhất khi thành công lột tả được những mặt tiêu cực trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc.
Bộ phim nói về kể về bà mẹ Jo Kang Ja, có đứa con gái tên là A Ran đã đắc tội với 2 nam sinh quyền lực và đầu gấu nhất trường nên đã bị chúng bắt nạt khiến cô bé rơi vào trầm cảm cùng hoảng loạn. Lúc biết chuyện Jo Kang Ja đã đóng giả thành nữ sinh trung học rồi vào ngôi trường của con gái để trừng trị kẻ bắt nạt.
6. No Mercy – Báo Thù
“No Mercy” là bộ phim bạo lực học đường xen lẫn hành động theo đề tài báo thù hay mà không thể bỏ qua. Nội dung bộ phim nói về hai chị em In Ae và Eun Hye phải nương tựa vào nhau để sống sau khi bố mẹ qua đời.
Bỗng dưng một ngày cô em gái Eun Hye biến mất không dấu vết, In Ae lập tức đi tìm kiếm và vô tình phát hiện ra nhiều bí mật kinh hoàng, những lần bạo lực học đường man rợ như bị bạn ép uống rượu, phục vụ đàn ông khác mà em gái cô phải chịu đựng suốt thời gian qua.
In Ae lần theo mọi dấu vết và trừng phạt tất cả những kẻ xấu đó, dù những lần này đều khiến khán giả sợ hãi nhưng cũng hả hê khi chúng bị hình phạt thích đáng. Bộ phim thành công khi truyền tải được những vấn đề đã và đang gây nhức nhối trong xã hội Hàn Quốc và được đánh giá là có nhiều ý nghĩa và đậm tính nhân văn.
7.Everyone Is There – Mọi Người Đều Ở Đó (2020)
“Everyone Is There” là bộ phim bạo lực học đường thuộc thể loại chính kịch được nhiều khán giả yêu thích. Phim xoay quanh một học sinh có tên Soo Yeon vì bị bạn bè bắt nạt, đánh đập mà muốn tự sát.
Khi ấy, bỗng nhiên có một phụ nữ lạ mặt xuất hiện đề nghị giúp đỡ cô và khán giả còn bất ngờ hơn nữa khi biết Soo Yeon còn có chị em song sinh là Jung Yeon.
Cả hai có gương mặt giống hệt nhau nhưng tính cách lại trái ngược và Jung Yeon đã từng bước trừng trị hết những kẻ đã bắt nạt em mình. Seo Yeon trong thời gian đó đã ở nhà để ổn định lại tinh thần và quyết định ra nước ngoài để bắt đầu lại cuộc sống mới.
8.Penthouse – Cuộc Sống Thượng Lưu (2020)
Bên cạnh những âm mưu, thanh trừng lẫn nhau giữa “hội phụ huynh”, “Penthouse” còn là bộ phim ngập tràn những phân cảnh bạo lực học đường của “hội con em”.
Dự án này khiến người xem ám ảnh khi khắc họa thế giới học đường đầy đáng sợ, khi bất kỳ ai cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của bạo lực.
Thậm chí, mặc dù bạn không làm gì sai, chỉ cần người khác sinh lòng đố kỵ thì bạn cũng có thể chết.
Lần lượt từng người từ Min Seol Ah (Jo Soo Min), Ro Na (Kim Hyun Soo), Je Ni (Jin Ji Hee) đều trở nên thảm hại vì những trò tiêu khiển vô nhân tính của đám bạn nhà giàu.